Trà Trung Quốc rất chú trọng hương thơm. Đa phần trà ở Trung Quốc đều có hương thơm thanh tao, lôi cuốn, đặc biệt trong một hai nước trà đầu tiên.
Trà Việt Nam mặc dù cũng có hương thơm, ví dụ hương lúa đòng đòng ở chè Thái Nguyên, tuy nhiên hương thơm không phải là một yếu tố quan trọng như trà Tàu.
Tiền vị tức vị ở lưỡi và miệng của trà Trung Quốc thiên về thanh nhẹ, hậu vị ngọt sâu.
Người Việt thì vốn thích cái gì cũng phải đậm đà, chém to kho dừ, cắt to kho mặn nên trà tiền vị vẫn phải đậm đà, hậu vị phải sâu và lâu. Người uống trà Việt sẽ trải nghiệm đủ từ vị đắng chát, đến vị ngọt. Thế nên người Việt uống trà Tàu đôi lúc sẽ chê “nhạt như nước ốc.”
Người Trung Quốc sử dụng trà gần như mọi lúc mọi nơi, tiếp mọi loại khách. Khách càng quý thì dùng trà càng cao cấp.
Trà Việt nếu loại còn nhiều chất chát tannin thì không dùng được ngay sau bữa ăn, hoặc trước khi đi ngủ, lúc đói cũng không nên dùng.
Trà Việt tóm gọn trong 1 chữ “Mộc”, tức mộc mạc, giữ nguyên sự đậm đà vốn có của trà tự nhiên. Còn trà Trung Quốc thiên về tính “Mỹ”, tức pha trà phải biểu diễn cầu kỳ,trọng những yếu tố hình thức như mùi hương, ấm chén đẹp….
Tất nhiên trà Việt cũng có loại giống trà Tàu và trà Tàu cũng có loại có đặc điểm giống trà Việt. Nhưng nhìn chung nếu bạn yêu cái chất thực sự của trà, hay quý trọng cái bản tự nhiên, sự mộc mạc vốn có của nó, thì hãy chọn trà Việt. Nếu bạn thích cái nhẹ nhàng, mùi hương thơm, vị đầu lưỡi không chát thì trà Trung Quốc sẽ phù hợp hơn.
Share:
Chúng tôi là Hợp tác xã sản xuất trực tiếp bản lẻ với sản phẩm Trà Thái Nguyên thủ công sao tay truyền thống. Chúng tôi cam kết sản phẩm ngon, chất lượng, uy tín với giá thành hợp lý nhất!
HỢP TÁC XÃ CHÈ TÂM MINH