Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Dưới đây là một số thông tin mang tính khoa học và kinh nghiệm về cách để phân biệt trà sạch, trà bẩn chúng tôi muốn chia sẻ cùng các bạn.
Tiêu chí đầu tiên và quan trọng nhất khi chọn trà là uống một chén trà phải cảm thấy được sảng khoái, dễ chịu, cảm giác này kéo dài càng lâu thì trà càng chất lượng. Hiện nay, có nhiều loại trà đã bị pha với phụ phẩm như phẩm tạo màu xanh, mì chính tạo độ ngọt…., những loại trà không tự nhiên này sẽ không tạo được sự dễ chịu khi uống và chắc chắn sẽ không tốt cho sức khỏe.
Trà Thái Nguyên là dòng trà nổi tiếng trong nước. Đặc điểm của trà Thái là nước có màu xanh, hương cốm, vị ngọt hậu đặc trưng. Vì vậy trong quan điểm của người dân Việt hiện nay trà ngon phải có màu nước xanh và hương cốm. Trên thực tế Việt Nam có rất nhiều giống trà khác nhau, mỗi giống lại cho ra sản phẩm có màu sắc và mùi hương khác nhau. Vì muốn làm giả trà Thái Nguyên để lấy thương hiệu bán giá cao nên nhiều người sử dụng phụ phẩm làm nước xanh giống trà Thái, thêm mì chính để có vị ngọt.
Đặc điểm trà có phẩm màu khá dễ nhận biết. Cảm quan về mùi trà không thơm tự nhiên, nước tráng trà dù để 2-3 giây nước đã ngả màu xanh lét. Uống trà này cảm giác cồn cào, khó chịu.
Trà có mì chính dễ nhận biết nhất khi để nước pha trà ở tầm nhiệt độ khoảng 80-90 độ, khi đó uống trà sẽ có cảm giác ngọt quanh khoang miệng, nhưng không có hậu vị sâu, càm giác vị nhờ nhợ khá khó chịu.
Trước đây các cây trà tự nhiên đã cho năng suất trà đáp ứng đủ nhu cầu của người mua. Khi nhu cầu về trà cao, người dân phải tăng cường sản xuất, tăng năng suất, tuy nhiên quá trình sản xuất hầu như không đi kèm cải tạo đất khiến đất ngày càng bạc màu, vì vậy càng về sau muốn tăng năng suất người ta lại phải bón các loại phân đạm, các chất kích thích…để lá trà phát triển. Kết quả là sản phẩm trà không thể tránh khỏi việc tồn dư dư lượng các hóa chất đó. Trong tiêu chuẩn chất lượng thì trà được phép có dư lượng trong một mức cho phép để không gây ảnh hưởng đến con người. Tuy nhiên, việc kiểm soát tồn dư hiện nay rất khó, trà bên ngoài thị trường có dư lượng trong mức cho phép hay không thì người tiêu dùng khó mà biết được.
Một số đặc điểm của trà còn dư lượng: Nước trà khi pha rất đục không trong, nước trà để ngoài trời nhanh chóng bị ngả màu và tạo váng, bã trà nhớt, nhanh bị nhũn và thiu, có mùi hôi khó chịu.
Về màu sắc: màu trà chất lượng không nhất thiết phải xanh. Tùy vào từng giống trà sẽ cho màu nước khác nhau. Giống trà Trung du ở Thái Nguyên cho màu xanh trong, giống trà quý Shan Tuyết thì cây càng lâu năm tuổi thì càng nhận thấy nước có màu vàng trong, ánh xanh nhẹ chứ không xanh biếc.
Trà sạch, chất lượng phải khiến người uống cảm thấy dễ chịu, khoan khoái, ngọt hậu rất sâu, uống trả buổi sáng đến mãi sau vẫn thấy hậu vị của trà. Uống vào cảm giác sạch miệng, không lờ lợ, không nhơn nhớt. Hậu vị càng sâu, càng lâu càng chứng tỏ cây trà cổ thụ và kỹ thuật sao trà tốt. Hương thơm của trà dịu dàng, sâu lắng, nuốt một ngụm trà rồi thở ra cảm thấy hương thơm lan tỏa rất sảng khoái.
Nước trà có thể để thời gian dài không đổi màu. Bã trà sau khi pha không bị nhớt, không có mùi khó chịu, thậm chí để ráo nước 1, 2 ngày vẫn không thiu.
Share:
Chúng tôi là Hợp tác xã sản xuất trực tiếp bản lẻ với sản phẩm Trà Thái Nguyên thủ công sao tay truyền thống. Chúng tôi cam kết sản phẩm ngon, chất lượng, uy tín với giá thành hợp lý nhất!
HỢP TÁC XÃ CHÈ TÂM MINH